HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOOGLE MEET

Mục Lục

Phần 1. Giới thiệu ứng dụng

1.1 Google Meet là gì?

Google Meet là phần mềm họp trực tuyến cho phép người dùng tổ chức các cuộc họp, hội thảo, học từ xa được phát triển bởi Google, nhằm phục vụ đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục. Ngoài tính năng chat, gọi điện thoại, gọi video, Goole Meet còn cập nhật thêm nhiều tính năng mới như: Cho phép chia sẻ link để nhiều người cùng tham gia vào cuộc họp mà không cần tài khoản. Có thể gọi khi đang di chuyển bằng thiết bị di động. Dễ dàng lên lịch các cuộc họp trên Google Meet và chia sẻ với những người khác.

PHENIKAA Google Meet là hệ thống họp trực tuyến được tích hợp vào bộ G-suite của Trường Đại PHENIKAA được Google hỗ trợ sử dụng miễn phí, do đó cán bộ, giảng viên và sinh viên sử dụng Email tên miền của Trường (phenikaa-uni.edu.vn hoặc st.phenikaa-uni.edu.vn) có thể sử dụng Google Meet để tổ chức các cuộc họp và học trực tuyến.

1.2 Một số lưu ý khi sử dụng

  • Yêu cầu sử dụng Email Trường (phenikaa-uni.edu.vn hoặc st.phenikaa-uni.edu.vn) để tham gia.

  • Nếu tài sử dụng tài khoản email khác, để đăng nhập vào google meet, thì tài khoản đó không tự động vào được, mà phải gửi yêu cầu xin vào cuộc họp hoặc lớp học, người tạo lớp học phê duyệt thì mới được vào.

  • Trong quá trình họp trực tuyến nếu một thành viên phát biểu thì các thành viên khác nên tắt micro của mình để tránh gây tiếng ồn và vọng âm.

  • Mỗi 1 thành viên chỉ mở 1 tab trên trình duyệt truy cập vào lớp học.

  • Hỗ trợ tốt nhất trên trình duyệt Google Chrome.

  • Trên điện thoại có thể cài đặt Google Meet trong CH Play hoặc App Store.

Phần 2. Hướng dẫn giảng viên tạo lớp học

2.1 Tạo lớp học thông qua Calendar (cách này là cách tốt nhất)

Bước 1: Thầy cô vào đường link https://calendar.google.com, sau đó sử dung email nhà trường cấp để đăng nhập vào calendar.

Bước 2: Tạo lớp học

1-Click vào dấu "+ Create" để tạo lớp học.

2-Click vào "More options" để cài đặt chi tiết hơn cho quá trình tạo lớp học.

Bước 3: Điền các thông tin cần thiết vào như hình bên dưới:

1-Tiêu đề lớp học Vd: HocTrucTuyen

2-Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc lớp học (nếu là lịch dạy cố định hàng tuần có thể chọn chế độ lặp lại theo tuần).

3-Bấm chọn “Add Google Meet video conferencing

4-Thêm nhắc nhở trước khi giờ bắt đầu dậy (mặc định 10 phút).

5-Đính kèm file tài liệu và mô tả về lớp học.

6-Thầy cô add group lớp hoặc email từng bạn sinh viên vào lớp học của mình. Sau đó lưu lại thì tất cả các thành viên sẽ được nhận email và nhắc nhở tham gia lớp học.

Nếu như không add sinh viên từ đầu, thì có thể copy link Google Meet để thông báo riêng hoặc thêm thành viên sau khi tạo lớp.

7-Quyền của thành viên trên lịch học.

Bước 4: Sau khi tao xong lớp học, quý thầy, cô coppy đường liên kết của google meet thầy cố vừa tạo.

rồi past vào Classroom

Bước 5: Sau khi đến giờ dậy học. Thầy, Cô truy cập vào lớp học theo các cách

Cách 1: Vào thẳng link đã gửi cho các thành viên (Hoặc vào xem lại lịch Calendar)

Cách 2: Vào trang https://meet.google.com/ sẽ thấy cuộc họp đã tạo sẵn (đúng ngày họp mới xuất hiện).

Cách 3: Sử dụng app trên Android, IOS (Tên gõ để tìm app: Goolge Meet). Chú ý cần login bằng Email ...@phenikaa-uni.edu.vn

2.2 Hướng dẫn sử dụng tính năng thuyết trình

Bước 1: Chọn (1) “Present now” ở góc cuối màn hình bên phải.

Tiếp theo thầy cô chọn (2) "One window" để chia sẻ 1 cửa sổ ứng dụng trên máy tính. Nếu thầy cố muốn chia sẽ toàn bộ cửa sổ ứng dụng trên máy tính thì chọn (3) "Your entire screen"

Bước 2: Chọn cửa sổ ứng dụng sẽ giảng dậy, sau đó nhấn chọn “Share” để chia sẻ nội dung giảng dậy vào lớp học.

  • Lưu ý: Việc chia sẻ tài liệu với sinh viên sẽ thông qua màn hình máy tính. Nên mở file tài liệu trên máy tính lên trước, sau đó chọn màn hình đang mở để chia sẻ, không phải chia sẻ trực tiếp file cho những người khác.

2.3 Cách sử dụng tính năng kiểm soát lớp học

Bước 1: Click vào hình ổ khóa (1)

Bước 2: Mở tính năng (2) "Send an instant message" cho phép sinh viên có thể gửi tin nhắn vào lớp học, nếu không sử dụng có thể tắt đi.

Bước 3: Tắt tính năng (3) "Screen sharing", khi tắt tính năng này chỉ duy nhất giảng viên mới được chia sẻ màn hình lên lớp học. Nếu sinh viên muốn chia sẻ màn hình của mình giảng viên phải mở tính năng này lên.

Bước 4: Tắt tính năng (4) "Fast access" khi tắt tính này, sinh viên không được mời từ đầu muốn vào lớp học, phải được giảng viên phê duyệt (cửa sổ yêu cầu giảng viên phê duyệt sẽ tự động hiển thị lên khi có sinh viên yêu cầu tham gia lớp học).

Nếu mở tính năng này lên thì bất kỳ sinh viên nào có tài khoản email của trường điều có thể tự động vào lớp mà không cần sự đồng ý của giảng viên.

2.4 Thêm sinh viên vào lớp khi đang dậy

  • Sau khi bắt đầu lớp học thầy cô vẫn có thể thêm sinh viên vào lớp học theo các bước sau: Click (1) Everybody > chọn (2) More people > (3) nhập email của sinh viên cần thêm.

2.5 Các tinh năng khác

  • (1) White board - Bảng trắng để trình bày ý tưởng

  • (2) Record meeting - Ghi lại quá trình giảng dậy

  • (3) Change the layout - Thay đổi bố cục của lớp học

  • (4) Full screen - mở Full màn hình

  • (5) Change background - thay đổi hình nền

  • (6) Turn on subtitles - bật phụ đề trên màn hình của mình, google meet sẽ tự động chuyển những gì đang nói sang phụ đề (chỉ hoạt động khi nói tiếng anh)

  • Chat trong lớp (1) click "conversation" > (2) gõ nội dung cần chat

2.6 Xem lại video đã ghi lại

Thầy cô vào google drive https://drive.google.com/ sau đó chọn My Drive > Meet Recordings

2.7 Hướng dẫn chia sẻ file âm thanh lên lớp học

CÁCH-CHIA-SẺ-FILE-ÂM-THANH.pdf

Phần 3. Hướng dẫn sinh viên tham gia lớp học

3.1 Tham gia lớp học

Bước 1: Sinh viên đăng nhập vào email nhà trường đã cấp (...@st.phenikaa-uni.edu.vn)

Bước 2: Check thông tin về lớp học của mình mà nhà trường đã gửi tới các bạn (Nếu không nhận được email hãy liên hệ ngay tới giáo viên phụ trách lớp học)

Bước 3: Click vào tham gia ngay lớp học trong email.

3.2 Hướng dẫn sử dụng các tính năng trong lớp học

  • (1) Tên hiển thị của bạn trong lớp học

  • (2) Tắt micro của bạn cho tới khi bạn muốn phát biểu hãy mở lên

  • (3) Tắt hoặc mở camera máy của bạn

3.3 Các tính năng khác

  • (1) giơ tay phát biểu

  • (2) Trình bày tài liệu của mình

  • (3) Thay đổi hình nền

  • (4) Thay đổi bố cục màn hình hiển thị của mình

  • (5) Bảng trắng để trình bày ý tưởng với lớp học.

Phần 4. Video hướng dẫn

Hướng dẫn tạo lớp học trên google meet.avi

VIDEO HƯỚNG DẪN TẠO LỚP HỌC TRÊN GOOGLE MEET